Sơn Tĩnh Điện Là Gì Và Ứng Dụng Trong Nội Thất Văn Phòng

Rất nhiều các sản phẩm được sơn tĩnh điện, vậy sơn tĩnh điện là gì? Quy trình sơn tĩnh điện là thế nào? Và sơn tĩnh điện có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích các nội dung trên.

Sơn Tĩnh Điện là gì?

Đó thuần tuý là 1 lớp sơn phủ lên bề mặt kim loại Tuy nhiên, nó không sử dụng, hay thi công theo phương pháp của sơn thông thường là phun, nhúng hay quét lên về mặt sản phẩm và chờ khô như sơn thông thường. (Ở đây, chúng tôi chỉ để cập đến sơn tĩnh điện dạng bột, ngoài ra còn có sơn tĩnh điện dạng dung môi).

Quy trình sơn tĩnh điện:

Bước 1: làm sạch bề mặt vật liệu cần sơn.

Về cơ bản, mọi sản phẩm trước khi sơn đều phải làm sạch bề mặt để tăng độ bám dính. Tuy nhiên, với sơn tĩnh điện thì công việc này yêu cầu gắt gao hơn. Do vậy, riêng khâu làm sạch bề mặt rất là quan trọng. Đặc biệt, đối với các sản phẩm nội thất lại có yêu cầu kỹ hơn nữa. Khâu làm sạch này được thông qua 9 giai đoạn với các công việc cụ thể:
+ Ngâm tẩy rửa dầu ở bề mặt kim loại (thông thường, với các thành phẩm sau khi cắt, chấn, hàn, gia công thường bị dính 1 lớp dầu trên bề mặt)

+ Ngâm nước sạch để rửa sạch hoá chất tẩy dầu

+ Ngâm axit để tẩy sạch các vết han gỉ

+ Ngâm nước sạch để rửa sạch axit

+ Ngâm hoá chất để tẩy sáng bề mặt kim loại

+ Ngâm nước sạch để rửa hoá chất

+ Phốt phát hoá bề mặt kim loại để tăng độ bám của sơn

+ Làm khô bề mặt bằng nhiệt hoá

+ Treo lên băng chuyền.

Bước 2: Phun sơn vào sản phẩm.

Ở đây, việc treo sản phẩm lên băng chuyền thì đồng nghĩa với việc cho sản phẩm tiếp xúc với nguồn điện – (âm). (do vậy, lưu ý là móc treo cũng phải làm bằng kim loại).

Sau đó, thông qua 1 thiết bị súng phun chuyên dụng sẽ phun bột sơn (mang điện tích +) để phun lên bề mặt sản phẩm. Bột sơn qua bước này thì 80-90% sẽ bám vào sản phẩm (bám nhưng chưa dính). số còn lại 10-20% sẽ rơi xuống (phần này được thu hồi và tái sử dụng được 1 phần).

Lưu ý: ở giai đoạn này bột sơn bám vào sản phẩm nhưng chưa dính. Do đó, không để sản phẩm bị va quệt vào vật khác, hoặc không cầm sản phẩm. Bởi hạt sơn có thể rơi ra.

Bước 3: Gia nhiệt

Sản phẩm được đưa vào buồng cấp nhiệt và được đóng kín. Nhiệt độ buồng đốt sản phẩm thông thường từ 160-23o C với thời gian từ 6-15p tuỳ loại sơn và tuỳ loại sản phẩm cho vào buồng nhiệt.

Quá trình này sẽ làm cho bột sơn chảy nhũn và bám dính vào bề mặt vật liệu. Sau đó, sản phẩm sẽ được chạy ra môi trường bình thường thì bề mặt sơn đóng cứng bảo vệ bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với môi trường.

Sơn tĩnh điện có những ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm:

  • Sơn tĩnh điện không cần chờ khô, sản phẩm sau khi ra khỏi buồng sơn là có thể sử dụng luôn.
  • Bề mặt sơn tĩnh điện có độ chai cứng tốt hơn hơn quét hay sơn phun thông thường.
  • Sơn tĩnh điện có độ bám dính rất cao (do đó bảo vệ bề mặt tốt hơn)
  • Nếu việc làm sạch (ngâm tẩy rửa) đúng quy trình, thì sản phẩm được sơn tĩnh điện có độ bền hơn nhiều lần so với sơn thông thường. Ví dụ, tủ sắt văn phòng được sơn tĩnh điện đúng quy trình, dùng trong điều kiện bình thừơng thì sau 10 năm sản phẩm vẫn không bị hoen gỉ. Các khung bàn làm việc, khung bàn họp trong nội thất văn phòng được sơn tĩnh điện đảm bảo độ bền trên 15 năm.
  • Sơn tĩnh điện nếu sản xuất công nghiệp, sẽ giảm giá thành sản phẩm hơn so với sơn thông thường.
  • Sơn tĩnh điện đúng quy trình sẽ ít gây độc hại cho công nhân trong quá trình sản xuất.
  • Sơn tĩnh điện có độ đồng đều về độ dày, màu sắc hơn so với sơn phun hay sơn quét
  • Sơn tĩnh điện có nhiều dạng bề mặt như: sơn bóng, sơn nhám, sơn sần, sơn da lươn…
  • ….

Nhược điểm:

  • Sơn tĩnh điện không đa dạng màu (nếu không sx với số lượng lớn thì không để đặt sơn pha màu theo yêu cầu được)
  • Sơn tĩnh điện chỉ sơn được trên bề mặt có dẫn điện, và những vật liệu chịu được nhiệt độ trên 150oC mà không bị biến dạng sản phẩm.
  • Sản phẩm sơn tĩnh điện phải được đảm bảo bề mặt trước khi sơn có độ nhẵn phẳng (không được đắp bù vật liệu khác như bả matit, bả lấp ….)
  • Sản phẩm sơn tĩnh điện nếu sx số lượng nhỏ thì có thể chi phí cao hơn.
  • Chi phí đầu tư dây chuyền sơn tĩnh điện rất tốn kém.

(ở Việt nam trong lĩnh vực nội thất, với hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện tự động đủ tiêu chuẩn chỉ có thể kể đến công ty Nội thất 190, công ty nội thất Hoà phát – theone, công ty nội thất xuất hoà, công ty Welko)

Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong nghành sản xuất nội thất văn phòng:
– Sơn tĩnh điện đáp ứng tốt nhất và hiệu quả nhất cho sản phẩm tủ sắt văn phòng, tủ locker

  • Sơn tĩnh điện dùng hiệu quả cho hệ thống khung bàn làm việc, các loại giá kệ kho bằng thép, hệ thống khung cho vách ngăn văn phòng.
  • ….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *